Doanh nghiệp dệt may tăng tốc trên ‘đường đua xanh’

Để đáp ứng nhu cầu xanh hóa ngành thời trang, hiện tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất. Tiêu biểu trong số này là công nghệ nhuộm gió tiết kiệm nước (air-dyeing).

Một trong những khâu tốn nhiều năng lượng và có nguy cơ gây ô nhiễm cao nhất chính là nhuộm. Để giải quyết vấn đề này, Công ty Dệt May Trung Quy đã đầu tư công nghệ nhuộm gió (air-dyeing) giúp tiết kiệm lượng nước 60 – 70% nước sử dụng và giảm lượng hóa chất cần thiết, từ đó giảm thiểu tác động lên nguồn nước và môi trường. Bên cạnh đó, công ty cũng đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại sử dụng công nghệ lọc sinh học và các hệ thống tuần hoàn khép kín. Điều này không chỉ giúp giảm lượng nước thải ra môi trường mà còn cho phép tái sử dụng nước trong quá trình sản xuất, giảm tiêu thụ nước lên tới 40%. Giảm tiêu hao nguyên liệu hoá thạch, bảo vệ môi trường là một trong những ưu tiên hàng đầu của những công ty kiên định với phát triển bền vững. Công ty đã chuyển đổi sang sử dụng lò hơi Bio-mas thay vì lò đốt than, lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà để giảm tiêu thụ điện năng, giảm phát thải.

(Máy nhuộm gió của Đức Tiết kiệm 60-70% lượng nước và năng lượng nhằm bảo vệ môi trường).

Bên cạnh đó, Công ty Trung Quy cũng sử dụng các nguyên liệu bền vững như vải sợi hữu cơ và sợi tái chế. Đặc biệt là ưu tiên sử dụng các loại sợi sinh học từ thiên nhiên: sợi tre, sen, dứa,lông cừu,café, sợi gai …Các loại sợi này không chỉ có khả năng phân hủy sinh học mà còn ít gây hại cho môi trường hơn so với sợi tổng hợp truyền thống.

(Vải thun có nguồn gốc hữa cơ,tận dụng các nguồn sợi vải từ thiên nhiên trong kinh tế tuần hoàn).

 

(Bộ sưu tập vải sợi làm tự nguyên liệu sợi thiên nhiên: sợi sen, sợi dứa, cà phê, sợi tre, lông cừu, sợi tre, sợi ngải cứu).

Nhờ các bước đi chiến lược trong chuyển đổi xanh, giúp Trung Quy tiết kiệm 40% lượng nước sử dụng so với trước đây. Kết quả là đạt được các chứng nhận quốc tế: GOTS (Global Orrganic Textile Standard), GRS (Global Recycle Standard), OEKO TEX Standard 100 class 1. Nhờ vậy, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước phát triển, đặc biệt là châu Âu và Mỹ,Nhật Bản, úc châu…. Và các thương hiệu mạnh thời trang trong nước  nơi có yêu cầu cao về sản phẩm bền vững và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên quá trình chuyển đổi của công ty cũng gặp một số khó khăn, thách thức như chi phí đầu tư ban đầu cao, thiếu nguồn nguyên liệu xanh trong nước và sự thiếu hụt về chuyên môn và kỹ thuật. Cộng đồng doanh nghiệp cần có sự đầu tư và hỗ trợ về mặt cơ chế chính sách của nhà nước để hướng tới mục tiêu Net Zero mà Chính phủ đề ra. Đây cũng là mở ra cơ hội phát triển mới cho ngành dệt may Việt Nam, đưa doanh nghiệp Việt Nam đến gần hơn với những thị trường toàn cầu.